Sân thi đấu Khúc_côn_cầu_trên_cỏ

Giản đồ một sân khúc côn cầu

Hầu hết các kích thước của sân khúc côn cầu trước đây là cố định và sử dụng hệ đo lường Anh. Tuy nhiên, hiện nay hệ đo lường mét được FIH công nhận trong "Luật Khúc côn cầu". Sân có hình chữ nhật với kích thước 91,4 m × 55 m (100,0 yd × 60,1 yd). Ở mỗi đầu sân là một khung thành cao 2,14 m (7 ft) và rộng 3,66 m (12 ft), cũng với các vạch chạy ngang sân dài 22,9 m (25 yd) nối hai đường biên dọc (thường được gọi là các vạch 23 mét hay các vạch 25-yard) và đường trung tâm (centre line). Một chấm tròn đường kính 0,15 m (6 in) được gọi là chấm penalty hay dấu đánh bóng (stroke mark), được đặt trong một vòng tròn, cách khung thành 6,40 m (7 yd). Vòng tròn đánh bóng cách đường biên ngang 15 m (16 yd).

Bề mặt sân

Ban đầu trò chơi diễn ra trên mặt sân cỏ tự nhiên. Đầu thập niên 1970, các sân dùng "cỏ nhân tạo" bắt đầu được sử dụng cho môn hockey, với kỳ Thế vận hội đầu tiên sử dụng sân nhân tạo là Đại hội năm 1976 ở Montreal. Ngày nay tất cả các giải quốc tế và hầu hết các giải đấu quốc gia đều bắt buộc phải sử dụng sân nhân tạo. Mặc dù vậy người ta vẫn tổ chức một số giải địa phương và các giải quốc gia cấp thấp trên sân cỏ truyền thống. Có ba loại sân nhân tạo chính:[13][14][15]

  • Sân nền nước (water-based) - các sợi cỏ nhân tạo được bó dày đặc với mục đích tăng độ cố định, yêu cầu phải có sự tưới tiêu thường xuyên để sân không bị mòn
  • Sân phủ cát (sand-dressed) - các sợi cỏ nhân tạo được bó bớt dày đặc hơn và cát hỗ trợ phần nào về chiều sâu sợi cỏ
  • Sân ngập cát (sand-filled) - các sợi cỏ nhân tạo dài hơn, bó ít dày đặc hơn và cát hỗ trợ 100% về chiều sâu

Kể từ thập niên 1970, các sân cát được ưa chuộng vì tăng tốc độ của trận đấu lên rất nhiều lần. Tuy vậy gần đây số sân nhân tạo "nền nước" gia tăng đáng kể. Sân nền nước cho phép trái bóng được luân chuyển nhanh hơn trên sân cát. Đây là đặc tính giúp loại sân này được sử dụng tại các giải đấu quốc tế và quốc gia. Mặt cỏ nền nước cũng ít thô ráp hơn mặt sân cát do đó giảm thiểu mức độ chấn thương của người chơi khi họ tiếp cúc với mặt cỏ. FIH hiện nay[khi nào?] đề xuất các loại sân mới ít phải tưới nước hơn do tác động sinh thái tiêu cực của việc sử dụng quá nhiều nước.

Liên quan

Khúc Khúc côn cầu trên cỏ Khúc côn cầu Khúc côn cầu trên băng tại Thế vận hội Mùa đông 2018 - Vòng loại nữ Khúc thịt bò Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 – Giải đấu Nam Khúc hát mặt trời Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ 2019 – Giải đấu Nữ Khúc côn cầu trên băng tại Thế vận hội Mùa đông 2018 - Nam Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ 2019 – Giải đấu Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khúc_côn_cầu_trên_cỏ http://www.hockey.org.au/fileadmin/;user_upload/Ce... http://www.fih.ch/en/news-4281-executive-board-mak... http://www.fih.ch/files/Sport/Rules/FIH-Rules%20of... http://www.barnesandnoble.com/w/field-hockey-eliza... http://hellenisteukontos.blogspot.com/2010/03/anci... http://timesofindia.indiatimes.com/sports/tourname... http://fieldhockey.isport.com/fieldhockey-guides/h... http://www.longstreth.com/How-to-Choose-a-Stick/pr... http://sports.ndtv.com/othersports/hockey/194578-h... http://www.nytimes.com/2008/08/23/sports/olympics/...